Trang chủ / Blog / MỘT SỐ THỰC PHẨM TỐI KỴ VỚI NẤM

MỘT SỐ THỰC PHẨM TỐI KỴ VỚI NẤM



Mỗi loại thực phẩm đều có những “kình địch” của mình. Đó là những loại thực phẩm tối kỵ với chúng. Nấm cũng không ngoại lệ. Chúng cũng có những “oan gia ngõ hẹp”. Vậy cùng An Lộc Farm tìm hiểu xem những loại thực phẩm tối kỵ của nấm là gì nhé! 

Đối với các loại nấm nói chung: 

Giăm bông: Không nên ăn nấm với giăm bông vì sự kết hợp này có thể ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. 

Xúc xích: Không nên ăn nấm với xúc xích vì nó ngăn cản sự hấp thụ protein và khoáng chất.

Hải sản: Không nên ăn nấm với các loại hải sản như ốc, sò,... Vì nấm có tính hàn, nên khi kết hợp với các thực phẩm có tính hàn khác như hải sản sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. 

Đồ uống lạnh: Khi ăn nấm không nên uống các loại đồ uống lạnh. Tương tự như trên, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tiêu hóa như lạnh bụng, tiêu chảy,...

Rượu: Không nên kết hợp nấm và rượu.Một số loại nấm có chứa một chất hóa học gọi là Coprine, chất này sẽ trở nên độc hại khi kết hợp với rượu, gây buồn nôn, đau đầu và các triệu chứng nôn nao khác.

* Đối với một số loại nấm phổ biến: 

1. Nấm rơm: 

- Kỵ nước lạnh: Không nên dùng nước lạnh để rửa hoặc ngâm nấm rơm. Chỉ có nước nóng ở nhiệt độ 80 trở lên mới giúp nấm có hương vị thơm ngon và màu sắc hấp dẫn nhất. 

2. Nấm hương:

- Kỵ nước lạnh: Chất xúc tác axit trong nấm hương tác dụng với nước lạnh làm cho món nấm hương mất đi sự tươi ngon. Do vậy, khi chế biến nấm hương phải dùng nước nóng.

3. Nấm bào ngư:

  - Kỵ hải sản: Giống như các loại nấm nói chung, nấm bào ngư kỵ các loại có thực phẩm có tính hàn như sò, ốc,... Ăn nấm bào ngư cùng hải sản có thể dễ dẫn tới các vấn đề về tiêu hóa. 

4. Mộc nhĩ:

- Kỵ củ cải: Củ cải chứa nhiều enzym, nấm mèo đen chứa nhiều hoạt chất sinh học. Hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, dẫn đến viêm da. 

- Kỵ chim cút: Không nên ăn thịt chim cút cùng với mộc nhĩ, bởi trong mộc nhĩ có chứa hàm lượng cholesterol cao, còn thịt chim cút lại khiến máu chóng đông hơn.

- Kỵ lá trà: Trong lá trà chứa tanic axit. Nếu sử dụng đồng thời lá trà và mộc nhĩ sẽ làm cơ thể không hấp thu được sắt có trong nấm. 

5. Nấm ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng):

- Kỵ nước sôi: Không nên ngâm ngân nhĩ bằng nước sôi mà nên dùng nước bình thường để ngâm. Điều này giúp giữ lại chất dinh dưỡng có trong nấm.

6. Nấm kim:

- Kỵ sò: Trong sò có chứa chất phân giải vitamin B1. Vì vậy, khi kết hợp với nhau, sò sẽ phân giải vitamin B1 trong nấm kim, làm mất giá trị dinh dưỡng của nấm.